Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

120 chuyên gia hiến kế phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững

120 chuyên gia hiến kế phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững

120 chuyên gia hiến kế phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững
Hơn 120 nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về lúa gạo từ khắp các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đến tham dự Diễn đàn Tương lai Lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015 tổ chức tại TP HCM.
Chương trình diễn ra từ ngày 14/10 đến ngày 16/10. Diễn đàn được tổ chức bởi Bayer CropScience với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đây cũng là sự kiện tiếp nối những đối thoại mang tính xây dựng từ Diễn đàn Tương lai Lúa gạo 2013 tại Ấn Độ và Hội nghị Quốc tế Lúa gạo 2014 tại Thái Lan.
polyad
Ông Bas Bouman - Giám đốc Quan hệ đối tác Khoa học Lúa gạo Toàn cầu Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế trình bày về Viễn cảnh toàn cầu của chuỗi giá trị thiết bị đóng cắt Schneider giá rẻ tại Diễn đàn Tương lai Lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015.

Lúa là cây trồng chủ đạo và là nguồn lương thực chính trong khẩu phần ăn của người dân Đông Nam Á. Hiện các nước Đông Nam Á đóng góp 25% sản lượng gạo toàn cầu, đồng thời chiếm 22% sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực với gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Indonesia và Philippines cũng đang nỗ lực để tự cung ứng đủ gạo và hiện thuộc danh sách những nhà nhập khẩu gạo hàng đầu trong khu vực.
Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế dự đoán sản lượng sản xuất lúa gạo hiện tại khoảng hơn 700 triệu tấn mỗi năm sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lương thực trong tương lai. Sản lượng sản xuất lúa gạo cần tăng thêm 80 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo.
120-chuyen-gia-hien-ke-phat-trien-chuoi-gia-tri-lua-gao-ben-vung-1
Tiến sĩ Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trình bày chủ đề "Thúc đẩy ngành nông nghiệp lúa gạo tại Việt Nam".
Tiến sĩ Sascha Israel - Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, ngành nông nghiệp hiện đối mặt với nhiều thách thức như đất canh tác bị hạn chế và thiếu hụt tài nguyên, sự thiếu hụt hoặc tăng chi phí lao động, biến động thị trường ngày càng tăng, giới hạn tín dụng cho các hộ nông dân nhỏ lẻ, các vấn đề về kháng bệnh. Nhiệm vụ đặt ra là cần thực hiện tăng trưởng một cách bền vững thông qua việc áp dụng các giải pháp và công nghệ cải tiến trong canh tác.
"Chúng ta cần biết cách canh tác tốt hơn và thu hoạch nhiều hơn từ đồng ruộng hiện có của mình. Bayer CropScience thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khối công và tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo và bước đầu đạt kết quả tích cực từ các dự án đang thực hiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành trồng lúa tại Đông Nam Á thông qua việc tiếp nối và củng cố các mối quan hệ đối tác này, đặt trọng tâm tăng cường hỗ trợ ứng dụng công nghệ canh tác cho các hộ nông dân nhỏ lẻ", Tiến sĩ Sascha Israel chia sẻ.
Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế đã hợp tác cùng Bayer nghiên cứu cải thiện năng suất canh tác lúa bằng cách mở rộng việc sử dụng đa dạng các nguồn gene nhằm cải thiện mùa vụ, quản lý côn trùng và dịch bệnh trên lúa, sản xuất lúa bền vững hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận, cùng với việc bồi dưỡng năng lực cho các nhà khoa học trẻ làm việc trong lĩnh vực lúa gạo. Hai bên còn mở rộng cơ sở dữ liệu về cây lúa và thúc đẩy lai tạo các loại giống lúa mới cho năng suất cao, giúp nông dân và các cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo có điều kiện tiếp cận với nhiều lợi ích của lúa lai.
polyad
Bà Korbsook Iamsuri - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thiết bị đóng cắt Schneier Thái Lan đặt câu hỏi cho các diễn giả trong Diễn đàn tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015.
Tiếp nối kết quả tích cực từ việc triển khai thử nghiệm dự án chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam, Bayer CropScience đã công bố các kế hoạch mở rộng quy mô dự án trong vòng hai năm tiếp theo, lên đến 10.000ha và bổ sung thêm 5 khu vực trồng lúa trọng điểm tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.
Dự án được triển khai thử nghiệm vào năm 2013 tại một số tỉnh của Việt Nam bao gồm An Giang, Cần Thơ, Long An và Bến Tre. Kết quả thu được rất tích cực, nông dân tham gia dự án đã đạt được hiệu quả giảm chi phí đầu vào và gia tăng năng suất, giúp tăng lợi nhuận đến 40%.
Nông dân tham gia chương trình cũng nhận thấy cây lúa tăng trưởng tốt hơn, lá xanh hơn và ít sâu bệnh hơn. Hơn nữa, các chuyên gia từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Chi cục Bảo vệ Thực vật đã xác nhận tính hiệu quả của giải pháp Bayer Much More Rice trong kiểm soát sâu bệnh và hỗ trợ người nông dân giảm chi phí đầu vào.
Minh Trí

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét