Hàng không Việt Nam liệu có tiếp tục lỗ trong trung hạn
Hàng không Việt Nam liệu có tiếp tục lỗ trong trung hạn
Trung tâm Hàng không Châu Á Thái Bình Dương (CAPA) – tổ chức chuyên phân tích, báo cáo dữ liệu hàng không đánh giá thị trường hàng không nội địa Việt Nam sẽ lỗ trong trung hạn, khi giá vé bình quân giảm bởi cạnh tranh.
Việt Nam được coi là một trong bảy thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, năm 2015 tăng trưởng 21%, được dự báo tiếp tục tăng trưởng hai con số hàng năm.
Việt Nam hiện có 4 hãng hàng không, gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet và Vasco đang khai thác khoảng 48 đường bay nội địa. Năm 2015, chứng kiến sự tăng trưởng mạnh cả về lượng khách và số lượng tàu bay, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực hàng không chi phí thấp.
Từ những ngày đầu, khi Jetstar Pacific chuyển sang mô hình giá rẻ vào năm 2008, thị trường hàng không từng chứng kiến "cơn sốt" vé máy bay giá chỉ bằng một tô phở. Đến cuối năm 2011, Hàng không tư nhân Vietjet gia nhập thị trường thiết bị điện công nghiệp và dân dụng, cuộc đua giành giật thị phần bắt đầu và ngày càng trở nên gay gắt.
Sau hơn 4 năm hoạt động, tháng 3/2016 VietJet Air công bố tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 1.450 tỷ đồng. Trước đó, hãng hàng không này liên tục ký kết các hợp đồng thuê mua 100 máy bay với trị giá 9,1 tỷ USD (tương đương 191.000 tỷ đồng), hợp đồng đặt mua động cơ 3,04 tỷ USD (tương đương 71.000 tỷ). Hãng này liên tục tăng đội bay, lên đến 35 chiếc đến tháng 3/2016, thị phần 28,8%.
Cạnh tranh về giá giữa các hãng hàng không ngày càng quyết liệt.
|
Năm 2015, thị trường cũng chứng kiến sự nổi lên trở lại của Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Sau khi trở thành cổ đông chính thức vào năm 2012, Vietnam Airlines bắt tay cùng cổ đông chiến lược Qantas Airways của Australia thực hiện tái cơ cấu lại Jetstar Pacific. Bắt đầu bằng việc chuyển trả máy bay Boeing 737 cũ, Jetstar Pacific nhanh chóng đưa đội bay Airbus A320 mới vào hoạt động, tận dụng các nguồn lực để nâng cao dịch vụ. Năm 2015, hãng mở thêm 14 đường bay nội địa, tăng đội bay lên 12 Airbus A320/321 đến 2015 và 15 A320/321 dịp Tết Nguyên Đán 2016. Tổng số chuyến bay tăng 56% và lượng khách vận chuyển tăng 53% với gần 4 triệu khách.
Mặc dù "chậm chân" tăng máy bay so với Vietjet, thị phần của Jetstar Pacific cũng tăng từ 13% lên 14,9%. Trong khi đó, Vietnam Airlines với mô hình hàng không truyền thống có 47,6% thị phần, mới đây cùng Tập đoàn Qantas (Qantas Airways – Australia), hai cổ đông chính của Jetstar Pacific cũng đã công bố kế hoạch phát triển lâu dài cho hãng hàng không giá rẻ này. Trong đó, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific xác định mục tiêu duy trì thị phần ở mức 70%.
Theo kế hoạch đã từng công bố, Vietjet sẽ tăng từ 8 đến 10 máy bay mỗi năm trong khi Jetstar Pacific tiếp tục duy trì mức tăng ổn định ở 18 máy bay trong năm 2016. Điều này cho thấy cuộc đua giành giật thị phần tiếp tục diễn ra ở cường độ cao, đặc biệt là giá rẻ.
CAPA – Trung tâm hàng không châu Á Thái Bình Dương chuyên phân tích các báo cáo dữ liệu hàng không mới đây nhận định, mặc dù thị trường hàng không có đủ tiềm lực hỗ trợ để tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, việc tăng nhanh đội bay và tăng thị phần điện dân dụng thông qua bán vé rẻ chưa phản ánh hết bản chất thị trường. Một thách thức có khả năng lớn xảy ra, cạnh tranh bất hợp lý trong thị trường nội địa sẽ làm cho các hãng đối diện nguy cơ lỗ trong ngắn hạn và trung hạn, khi cạnh tranh giá vé dẫn đến doanh thu bình quân theo đầu ghế thấp, không bù đắp được chi phí.
Năm 2014 Vietjet đạt doanh thu 8.100 tỷ đồng bao gồm hành khách, hàng hóa và doanh thu khác, vận chuyển 5,6 triệu lượt khách, tương ứng với doanh thu bình quân theo khách 1,446 triệu đồng. Trình bày tại Vietnam Access Day 2015, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet Air cho biết mục tiêu năm 2015 đạt 666,67 triệu USD, tương đương khoảng 14.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong hội nghị triển khai kế hoạch 2016, VietJet cho biết kết, quả doanh thu năm 2015 đạt trên 10.991 tỷ đồng, vận chuyển 9,3 triệu lượt khách, tương đương doanh thu bình quân theo khách giảm chỉ còn 1,182 triệu đồng. Mặc dù lượng khách tăng trưởng, tuy nhiên giá vé bình quân giảm đáng kể.
Có đội bay ít hơn, tuy nhiên Jetstar Pacific có bước đột phá khi tăng trưởng lượng khách từ 2,6 triệu năm 2014 lên gần 4 triệu khách trong năm 2015. Không công bố doanh thu, tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2015, Jetstar Pacific bước đầu công bố có lợi nhuận và cân đối được thu chi. Trung tâm hàng không châu Á Thái Bình Dương – CAPA đánh giá, khoản lợi nhuận của Jetstar Pacific có được chủ yếu dựa vào các chuyến bay quốc tế đến Macao và Trung Quốc, riêng thị trường nội địa vẫn bị ảnh hưởng sụt giảm doanh thu do áp lực cạnh tranh giá vé máy bay.
Tại Hội nghị đội bay và tài trợ của CAPA (CAPA's Fleet and Finance Forum" ngày 3/3 vừa qua, Ông Leslie Stephen – Phó tổng giám đốc Jetstar Pacific cho biết, Hãng này đang có kế hoạch tăng trưởng đội bay lên 18 chiếc vào năm 2016, tăng 50% và tiếp tục tăng 30 máy bay đến 2020. Mục tiêu của Jetstar Pacific vẫn chú trọng thị trường nội địa trong khi vẫn tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế.
Bùi Kim
0 nhận xét:
Đăng nhận xét