Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Uber bị trả lại đề án thí điểm dịch vụ gọi xe

Uber bị trả lại đề án thí điểm dịch vụ gọi xe

Uber bị trả lại đề án thí điểm dịch vụ gọi xe
Việc không thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là lý do chính khiến Uber bị Bộ Giao thông sớm trả lại đề án thí điểm.
  • Taxi đòi được công bằng với Uber, Grab / Đề xuất khống chế số lượng ôtô chạy Uber, GrabTaxi

Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lại đề án thí điểm gọi xe theo hợp đồng điện tử của Uber, do chưa đáp ứng nhiều điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cho biết đề án thí điểm của Uber chưa đến tay lãnh đạo Bộ mà bị trả về ngay từ cấp Vụ do chưa đáp ứng các điều kiện pháp lý về sản phẩm phích cắm công nghiệp
uber-bi-tra-lai-de-an-thi-diem-dich-vu-goi-xe
Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lại đề án xin thí điểm gọi xe theo hợp đồng điện tử của Uber. Ảnh: Bloomberg.

Cụ thể, lý do chính được đưa ra là hãng này muốn công ty mẹ tại Hà Lan trực tiếp ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thay vì lập một pháp nhân tại Việt Nam. Điều này khiến cơ quan quản lý lo ngại sẽ khó khăn trong việc thu thuế cũng như đối tượng chịu trách nhiệm với bên sử dụng dịch vụ, mà trực tiếp là người gọi xe trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Đại diện Uber tại Việt Nam - ông Đặng Việt Dũng xác nhận thông tin này và chia sẻ: "Chúng tôi sẽ nghiên cứu thành lập một pháp nhân trong nước để ký hợp đồng với các đối tác nội, nhằm thỏa mãn điều kiện pháp lý mà cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu, sau đó sẽ sớm trình lên".
Đại diện Bộ Giao thông cho hay, cơ quan này không ưu ái riêng doanh nghiệp nào muốn được thí điểm dịch vụ gọi xe kiểu mới theo hợp đồng điện tử, song tất cả phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh vận tải cũng như các pháp luật liên quan khác như về thuế…
Trong buổi làm việc với đại diện Uber châu Á hồi cuối tháng trước, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng nếu hãng này không đăng ký kinh doanh, không thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Chính phủ Việt Nam sẽ tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, không khống chế được lượng xe tăng trong thành phố, không đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng dịch vụ của Uber.
Do đó, lãnh đạo Bộ yêu cầu Uber xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ vận tải của Uber tại Việt Nam để báo cáo Chính phủ cho hãng này được thí điểmphích cắm công nghiệp như với GrabTaxi.
Về đề án thí điểm của GrabTaxi, trả lời báo chí trước buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27/11, Bộ trưởng, người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong đầu tư, kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh vận tải nói riêng, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Giao thông cho thí điểm trong 2 năm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách trên 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà).
"Chính phủ đã giao Bộ Giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố nêu trên hướng dẫn việc triển khai thực hiện, bảo đảm quản lý chặt chẽ việc thí điểm", ông Nên nói.
Chí Hiếu

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét