Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Năm 2015 mới phân loại nợ xấu theo chuẩn mới

Năm 2015 mới phân loại nợ xấu theo chuẩn mới

Năm 2015 mới phân loại nợ xấu theo chuẩn mới Nhiều ngân hàng thở phào nhẹ nhõm khi việc phân loại nợ xấu theo cách mới được hoãn đến đầu năm 2015, dù Thông tư 02 vẫn áp đụng đúng ngày 1/6 tới.
  • Nỗi lo nợ xấu đẹp hơn / Moody's: Nợ xấu của Việt Nam ít nhất cũng phải 15%
ngan-hang-7-tl500-8033-1393816402.jpg

Các ngân hàng nhẹ nhõm khi chưa phải phân loại nợ xấu theo cách mới. Ảnh: Thanh Lan.

Theo quy định của Thông tư 02 ban đầu về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng các khoản tiền này, các nhà băng sẽ phải chia nợ xấu theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm thông tin Tín dụng (CIC). Theo đó, nếu khách hàng cùng lúc có nhiều khoản vay tại các nhà băng khác nhau, nếu bất cứ một món vay nào xếp vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), thì toàn bộ dư nợ tại những ngân hàng còn lại sẽ tự động chuyển sang nhóm 5. Trong khi theo quy định cũ, những khoản nợ này vẫn tốt và có thể chỉ bị xếp ở nhóm 1, 2.

Hầu hết các ngân hàng đều "sợ" ngày áp dụng quy định này vì nguy cơ nợ xấu theo đó sẽ tăng vọt. Sau nhiều lần nâng lên đặt xuống, Thông tư 02 được Ngân hàng Nhà nước hoãn lại hơn một năm và dự kiến áp dụng vào 1/6 năm nay. 

Mặc dù khẳng định sẽ áp dụng Thông tư 02 theo đúng kế hoạch nhưng bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ có một số sửa đổi. Một trong những điểm quan trọng nhất là cho phép các nhà băng hoãn thời điểm áp dụng phân loại nợ xấu theo thông tin tổng hợp từ CIC sang đầu năm 2015. 

Trước thông tin này, lãnh đạo nhiều ngân hàng tỏ ra thở phào bởi theo họ, cách tính nợ xấu kiểu mới là nỗi ám ảnh lớn nhất của Thông tư 02. Tổng giám đốc một ngân hàng vừa loay hoay đưa nợ xấu về dưới 3% cho biết, nếu tính nợ xấu theo chuẩn mới, hàng loạt các khoản vay trước đây là tốt cũng trở thành xấu hoặc rất xấu. "Khi đó, ngân hàng mất khách hàng khỏe, doanh nghiệp và các cá nhân mất cơ hội tiếp cận vốn, tín dụng càng đóng băng", ông nói.

Ngoài hoãn phân loại nợ xấu, Thông tư 02 sửa đổi theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước còn có 2 điều chỉnh lớn khác. Thứ nhất là bổ sung quy định, trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) phát hành để xử lý nợ xấu được trích lập dự phòng 20% một năm. Thông tư sửa đổi cũng sẽ có thêm quy định về xử lý nợ vi phạm.

"Nếu tổ chức tín dụng có nợ vi phạm theo quy định của pháp luật sẽ xử lý tùy theo đánh giá của Cơ quan thanh tra giám sát", bà Hồng nói. Theo đó, nếu Thanh tra Giám sát yêu cầu tính vào nợ xấu thì ngân hàng phải phân loại lại. Tuy nhiên, những khoản nợ vi phạm nhưng được cơ quan này cho khắc phục xử lý theo thanh tra thì vẫn được phân loại nợ theo quy định bình thường.

Cùng với đó, Quyết định 780 về cơ cấu lại nợ - công cụ vốn giúp các ngân hàng và doanh nghiệp tránh được nợ xấu trong thời gian qua - sẽ hết tác dụng vào ngày 1/4, theo tuyên bố của đại diện Ngân hàng Nhà nước. Trong 3 tháng cuối năm 2013, nhiều nhà băng đã mượn tới quyết định này để giảm mạnh hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu dù không cần bán cho VAMC hay thanh lý, xử lý tài sản đảm bảo để thu đòi nợ.

Thanh Thanh Lan

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét