Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

CEO Airbus: 'Đi mua máy bay, đừng lo vốn'

CEO Airbus: 'Đi mua máy bay, đừng lo vốn'

CEO Airbus: 'Đi mua máy bay, đừng lo vốn'
Tin tưởng vào sự phát triển của hàng không VN cũng như khả năng gọi vốn của Airbus, Chủ tịch - Tổng giám đốc Fabrice Brégier cho rằng tài chính sẽ không phải là rào cản với hợp đồng trị giá hơn 9 tỷ USD giữa hãng này và VietJetAir.
  • VietJetAir đặt mua 92 máy bay  / 'VietJetAir nhận đủ 100 máy bay vào 2022'
- Tới Việt Nam ngay sau khi ký hợp đồng bán máy bay trị giá hơn 9 tỷ USD với VietJetAir, ông đánh giá như thế nào về đối tác cũng như thỏa thuận vừa đạt được?
Fabrice-00-9060-1380803064.jpg
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Airbus - Fabrice Brégier trong buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải chiều 3/10. Ảnh: Nhật MInh
- Thực ra chúng tôi đã có những cuộc gặp gỡ với VietJetAir từ cách đây 2 năm. Giai đoạn đàm phán tích cực cho hợp đồng này chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 tháng gần đây. Các bên đều đã nỗ lực để mang lại kết quả.
Cá nhân tôi đánh giá cao bản hợp đồng cũng như tin tưởng vào sự phát triển của đối tác. Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng đối với hàng không. Dân số đông, trẻ và với tốc độ phát triển hiện nay, sẽ ngày càng nhiều người có nhu cầu đi máy bay. Một thị trường như vậy có rất nhiều chỗ cho các hãng hàng không, trong đó có VietJetAir.
- Nhưng VietJetAir hiện chỉ có trên dưới 10 chiếc máy bay. Ông nghĩ sao khi nhiều ý kiến cho rằng đặt thêm một lúc 70 – 100 chiếc là quá phiêu lưu?
- Để tôi lấy lấy một ví dụ. Cách đây 10 năm, tại Malaysia, một hãng hàng không giá rẻ khởi đầu chỉ với 2 chiếc máy bay. Hiện giờ họ đã đặt mua tổng cộng 500 chiếc của Airbus. Thực tế cho thấy với các hãng giá rẻ, nhất là khu vực châu Á, dòng A320, A321 là một trong những lựa chọn tối ưu. Đây cũng là những loại máy bay VietJetAir đặt hàng và tôi tin họ có thể thành công. Khi đó, số lượng máy bay Airbus bán được cho hãng có thể sẽ không dừng lại ở 100 chiếc.
- Thu xếp cho đủ số vốn hơn 9 tỷ USD để mua máy bay vẫn là rào cản lớn với một hãng hàng không mới phát triển. Là bên bán, ông đánh giá như thế nào về khả năng tài chính của đối tác?
- Tôi nghĩ không cần quá lo lắng về mặt tài chính. Bản thân Điện Thành Vinh cũng có rất nhiều đối tác tài chính. Những đối tác này, chẳng hạn như Cơ quan Tín dụng xuất khẩu châu Âu (ECA), rất muốn cung cấp tài chính cho các hợp đồng mua máy bay, bởi đây là những dự án rủi ro thấp. Với hợp đồng của VietJetAir, hoàn toàn không có khó khăn gì. Họ là một hãng nhỏ nhưng đang phát triển nhanh, tôi tin các đối tác sẵn sàng bỏ vốn vào những dự án như thế này.
- Đánh giá cao hàng không Việt Nam như vậy, Airbus có kế hoạch gì ở thị trường này?
- Tôi mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Airbus hơn một năm và Việt Nam là nước mà tôi phải đến ngay, nhất là sau chuyến thăm Pháp vừa rồi của ngài Thủ tướng. Mức tăng trưởng 15 – 20% một năm của thị trường hàng không là rất ấn tượng, ngay cả khi so với các nước lân cận, đang phát triển. Do đó, cùng với VietJetAir, chúng tôi cũng vừa đạt được thỏa thuận cung cấp máy bay dòng A350 với Vietnam Airlines. Việt Nam sẽ là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới sử dụng loại máy bay này.

Airbus cũng không chỉ muốn dừng lại ở việc bán máy bay. Chúng tôi coi 2 bạn hàng này là đối tác chiến lược, cung cấp cho họ dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, huấn luyện… Việc ấy góp phần giúp họ cung cấp dịch vụ tốt nhất, để đảm bảo khi họ phát triển, có nhu cầu mua máy bay mới, họ sẽ lại tìm đến với chúng tôi.
Nhật Minh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét