Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Chủ tịch VPBank: Chưa cần sáp nhập với ngân hàng khác

Chủ tịch VPBank: Chưa cần sáp nhập với ngân hàng khác

Chủ tịch VPBank: Chưa cần sáp nhập với ngân hàng khác
Dự kiến tăng vốn thông qua bán cổ phần cho đối tác ngoại, song Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng cho biết chưa tính tới kế hoạch sáp nhập với một ngân hàng khác để bảo vệ lợi ích cổ đông.
  • CEO VPBank: 'Không bất ngờ chuyện đối tác ngoại rút vốn' / VPBank tuyển thêm hàng nghìn nhân sự năm 2013
Kế hoạch tăng vốn điều lệ được lãnh đạo Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng trình cổ đông tại Đại hội thường niên 2014 diễn ra chiều 21/4. Theo đó, ngân hàng dự kiến tăng vốn thành 2 đợt, qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.
HĐQT VPBank đề nghị cổ đông ủy quyền để lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài cũng như đàm phán xác định giá chào bán, giá bán. Việc tìm kiếm cổ đông chiến lược này có thể hoàn thành trong năm 2014, 2015.
VPB-vip3-9116-1398071974.jpg
Chủ tịch VPBank cho biết chưa tính chuyện sáp nhập với ngân hàng khác. Ảnh: Trần Tú
Trong năm 2013, cổ đông chiến lược nước ngoài lớn nhất và duy nhất của VPBank là Ngân hàng Singapore Oversea-Chinese (OCBC) đã thoái hết vốn. Do đó, tỷ lệ sở hữu tối đa "room" cho khối ngoại tại đơn vị này vẫn là 30%, theo quy định hiện nay.
Tại đại hội, một cổ đông cho biết, thay vì không trả cổ tức tiền mặt để dành tăng vốn, ngân hàng có thể huy động từ nhà đầu tư chiến lược trong nước hoặc niêm yết trên sàn chứng khoán. Trả lời băn khoăn này, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngô Chí Dũng cho biết phương án này sẽ khó khăn trong bối cảnh hiện nay. 
Một cổ đông cũng hỏi về kế hoạch tìm kiếm sáp nhập với các ngân hàng quốc doanh hay M&A với các tổ chức tín dụng khác để tăng quy mô vốn. Tuy nhiên, ông Dũng thẳng thắn cho rằng hiện VPBank không có lý do gì để sáp nhập khi đang phát triển tốt. "Hơn nữa, sáp nhập hay không đều phải phục vụ mục tiêu nào đó. Với mô hình hiện nay, VPBank không phụ thuộc nhiều vào việc có mạng lưới rộng lớn nên không cần sáp nhập", ông Dũng phân tích.
Lãnh đạo VPBank cũng cho hay, việc đi sáp nhập với các ngân hàng cổ phần khác đơn vị chỉ nghiên cứu khi có cơ hội mà không xem là cấp thiết hay bắt buộc phải làm. "Việc tăng trưởng hữu cơ như hiện nay sẽ tốt và nhẹ nhàng hơn là đi sáp nhập với ngân hàng khác. M&A, nếu có lợi cho ngân hàng thì mới làm", chủ tịch ngân hàng khẳng định.
Riêng về khả năng niêm yết cổ phiếu, lãnh đạo VPBank cho biết hiện chưa tính phương án này. Tuy nhiên, ông Dũng cũng nêu, theo lộ trình, có thể trong vài năm tới, các ngân hàng sẽ lần lượt phải niêm yết theo quy định. "Tuy nhiên, nếu bán vốn cho đối tác nước ngoài trước rồi mới niêm yết thì sẽ có lợi hơn cho ngân hàng", ông Dũng nói với các cổ đông.
Theo kế hoạch, đợt 1, VPBank sẽ tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng qua chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng như trả cổ phiếu thưởng. Vốn điều lệ theo đó sẽ tăng từ 6.347 tỷ đồng lên 7.325 tỷ đồng trong năm 2014. Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến là 14,697%, cổ phiếu thưởng được chia theo tỷ lệ 0,69%.
Với số vốn tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng, VPBank dự kiến dành hơn một nửa (511 tỷ đồng) để mở rộng hoạt động kinh doanh. 440 tỷ đồng dự kiến để đầu tư tài sản cố định, phát triển mạng lưới. 
Sau tăng vốn lên 7.325 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất tại VPBank (nắm 32,8 triệu cổ phiếu, tương đương 4,48% vốn). Trong khi đó, Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT Nguyễn Đức Vinh vẫn không sở hữu cổ phần nào.
Năm 2013, tăng trưởng tín dụng của VPBank khá ấn tượng 42%. Năm 2014, đơn vị này dự kiến trình mức tăng trưởng 30% lên Ngân hàng Nhà nước. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 dự kiến tăng lên 1.890 tỷ đồng.
Thanh Thanh Lan

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét