Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Công ty Nhật Bản tiếp tục rút vốn khỏi Trung Quốc

Công ty Nhật Bản tiếp tục rút vốn khỏi Trung Quốc

Công ty Nhật Bản tiếp tục rút vốn khỏi Trung Quốc
Vốn đầu tư từ Nhật Bản trong quý I/2014 giảm 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,6 tỷ USD, theo số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc. 
  • Samsung không chuyển nhà máy Trung Quốc sang Việt Nam / Kinh tế Trung Quốc thêm dấu hiệu đi xuống
yen-3265-1401699954.jpg
Tiền đầu tư từ Nhật Bản vào Trung Quốc đang vơi dần. Ảnh: Bloomberg
Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho hay cả năm 2013, doanh nghiệp nước này chỉ đầu tư 9,09 tỷ USD vào Trung Quốc, giảm 33% so với 2012 và chiếm 6,8% tổng mức đầu tư ra nước ngoài của Nhật năm 2013.
Giáo sư Ding Yibing thuộc khoa Kinh tế, Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) cho hay xu hướng giảm đầu tư từ Nhật đã kéo dài 3 năm.
Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại quốc tế Trung Quốc (ITAC) Li Tie nhận định đầu tư đang chịu ảnh hưởng bởi quan hệ giữa hai nước. "Những tranh chấp quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku khiến tình hình tệ hơn", ông Li nói.
Các nhà đầu tư Nhật Bản từng bị hấp dẫn bởi quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường Trung Quốc. Nhưng gần đây đang hình thành một cuộc chuyển đổi đầu tư từ thị trường đông dân nhất thế giới sang các nước thuộc khối ASEAN.
Số liệu của JETRO cho thấy các công ty Nhật đã đầu tư 22,8 tỷ USD vào những quốc gia như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines trong năm 2013, cao gần gấp 3 Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Theo ông Minoru Arahata, Giám đốc JETRO chi nhánh Đại Liên, chi phí đất đai và lao động Trung Quốc đang tăng khiến doanh nghiệp Nhật Bản hướng sang thị trường có chi phí rẻ hơn như Đông Nam Á. Giám đốc quản lý JETRO, Masahito Tasuda cho rằng không chỉ vấn đề nhân công mà những bất đồng chính trị giữa hai nước cũng là một lý do.
Năm 2012, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận thúc đẩy, bảo vệ đầu tư giữa ba nước. Đây là công cụ pháp lý đầu tiên, được coi là hòn đá tảng, đặt cơ sở hướng tới khu vực mậu dịch tự do (FTA). Thỏa thuận này đi vào hiệu lực từ hôm 17/5/2014.
Khánh Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét