Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Doanh nghiệp tư nhân đua nhau xuất ngoại

Doanh nghiệp tư nhân đua nhau xuất ngoại

Doanh nghiệp tư nhân đua nhau xuất ngoại
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện không còn là miếng bánh độc quyền của các ông lớn Nhà nước mà không ít doanh nghiệp tư nhân cũng năng động tham gia.
  • Chủ tịch VCCI: 'Nhiều cơ hội để doanh nghiệp tư nhân phát triển'

Việt Nam bắt đầu hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ những năm 1990 của thế kỷ trước, song khởi đầu chủ yếu là những dự án khai thác dầu khí, thủy điện hay trồng rừng của các tập đoàn lớn, tập trung ở một số quốc gia quen thuộc như Lào, Campuchia, Nga... Khó khăn lớn nhất khi xuất ngoại là doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vô vàn thử thách: từ hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh, cho đến sự cạnh tranh, bảo hộ của chính nước sở tại. Do đó, cuộc chơi dường như chỉ dành cho các ông lớn như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Cao su...
Tuy nhiên, những năm gần đây, đầu tư ra nước ngoài đã đa dạng hơn nhờ những tháo gỡ về chính sách và các chương trình xúc tiến đầu tư của Chính phủ, các hiệp hội hay tự thân doanh nghiệp. Lĩnh vực họat động cũng không chỉ bó hẹp trong khai thác tài nguyên mà còn vươn ra cung cấp dịch vụ, bất động sản, tại các thị trường mới như Mỹ, Đông Âu, góp phần mang về nguồn ngoại tệ lớn.
FPT-myanmar-9292-1425548132.jpg
Công ty FPT Myanmar đã đi vào hoạt động tháng 7/2014 và trong năm đầu tiên đặt pháp nhân tại đây, FPT đã thu về hàng triệu USD. Ảnh: Đức Thắng
Ngoài dòng vốn đầu tư khu vực nhà nước, khối tư nhân (gồm cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) ngày càng mạnh dạn tham gia giành "miếng bánh" thị phần ở thị trường quốc tế.
Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), năm 2014, trong 109 dự án của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép ở nước ngoài, có gần 13% là của nhà đầu tư cá nhân, 76% của các công ty tư nhân. Nhiều công ty tên tuổi ở thị trường trong nước đã bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa nhằm mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu, cải thiện năng lực cạnh tranh, tiếp cận với khoa học công nghệ cao, học hỏi kinh nghiệm quản lý...
Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc cho rằng "Việt Nam đã bắt đầu bí và chật chội" cho một số ngành và một số doanh nghiệp, nên sau những đội quân tiên phong về cung cấp phần mềm, giải pháp công nghệ, đến lượt FPT Trading và FPT Telecom - 2 đơn vị kinh doanh bán lẻ và viễn thông cả tập đoàn này  -cũng tham gia vào cuộc chơi toàn cầu hóa. 
Hiện tại, bản đồ "chinh chiến" của FPT ghi nhận 19 quốc gia, như Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Myanmar... Năm qua, tập đoàn này còn tiến hành thương vụ mua bán - sáp nhập đầu tiên ngoài lãnh thổ với Công ty RWE IT Slovakia, thành viên Tập đoàn RWE chuyên hoạt động trong lĩnh vực điện và gas. Sử dụng ống luồn dây điện dân dụng chất lượng Nano như thế nào tại đây
Theo ông Ngọc, chiến lược toàn cầu hóa sẽ đóng vai trò quan trọng để tập đoàn hiện thực hóa mục tiêu doanh thu 2 tỷ USD, tăng trưởng hai con số trong bối cảnh thị trong nước còn khó khăn. Năm 2014, doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 35.114 tỷ đồng thì doanh thu toàn cầu hóa chiếm hơn 10% và tăng trưởng tới 37%, cao hơn mức tăng trưởng chung (23%).
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng cho biết việc gia tăng các dự án đầu tư ở nước ngoài sẽ là mục tiêu quan trọng trong thời gian tới. Hiện công ty này đã đầu tư cổ phần tại nhà máy sữa ở New Zealand, Mỹ, Ba Lan, Campuchia, hứa hẹn mang về những khoản ngoại tệ đáng kể. Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại của Vinamilk nhận định với chiến lược đẩy mạnh mua bán sáp nhập tại thị quốc tế, tham vọng doanh thu 3 tỷ USD và đứng vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới  năm 2017 sẽ nằm trong tầm tay.
Trong lĩnh vực bất động sản, gây chú ý nhất là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khi doanh nghiệp này trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar với dự án khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center, quy mô hiện tại lên tới 550 triệu USD. Ngoài ra, công ty của bầu Đoàn Nguyên Đức còn đầu tư ra nước ngoài trong 4 lĩnh vực khác là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường, tổng giá trị đầu tư trên một tỷ USD.
Sự hiện diện ngày càng lớn của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài cũng thúc đẩy các ngân hàng thương mại đi theo để cung cấp dịch vụ. Ngoài những ông lớn thuộc khối Nhà nước, một số đơn vị cổ phần như Sacombank, SHB, HDBank... cũng đã có chi nhánh hoặc đang lên kế hoạch mở văn phòng tại Lào, Campuchia hay Myanmar. Theo lãnh đạo một ngân hàng, khi các doanh nghiệp sang nước ngoài, họ sẽ phát sinh nhu cầu quản lý dòng tiền hoặc các dịch vụ chuyển tiền về nước cũng nở rộ.
Ông Nguyễn Liên Phương - Giám đốc Học viện doanh nhân LP, một người có kinh nghiệm trong việc tổ chức các đoàn doanh nhân tham gia các hội chợ hoặc tìm hiểu thị trường nước ngoài cho biết trong bối cánh cửa hội nhập ngày càng mở rộng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phải biết xông pha ra biển lớn.
"Doanh nhân Việt Nam phải biết tìm kiếm những cơ hội từ bên ngoài bởi trong thời kỳ hội nhập, dòng đầu tư trên thế giới dịch chuyển rất nhanh và chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội để tiệm cận. Nếu Việt Nam chỉ có một đội ngũ doanh nhân quẩn quanh ở ao nhà, ra đến cửa biển bị choáng và không hòa nhập được, tức là chúng ta tự thua và không có sự hỗ trợ nào có thể bù đắp được", ông Phương chia sẻ.
Đồng quan điểm, lãnh đạo một doanh nghiệp đang có một đội quân ở nước ngoài nhận định nếu các đơn vị có nội lực không đặt nền móng cho chiến lược đầu tư ra nước ngoài từ bây giờ thì sẽ đánh mất lợi thế trong tương lai, khi đó các tập đoàn toàn cầu đã hoàn toàn hiểu về thị trường trong nước, trong khi bản thân doanh nghiệp nội lại chưa có khái niệm về các đối thủ. "Trong bối cảnh người Thái đang xâm lấn thị trường bán lẻ Việt Nam, hàng hóa nước ngoài bán tràn vào, nếu không chuẩn bị những phương án để duy trì tăng trưởng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thụt lùi", vị này cho biết.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Liên Phương cho rằng để doanh nhân Việt đi chắc trên còn đường hội nhập, Nhà nước cần tạo sân chơi minh bạch để mọi đối tượng đều có được tiếp cận sòng phẳng với các cơ hội đầu tư. Cùng với đó, các chương trình hỗ trợ, quảng bá cho sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế cần tiếp tục đẩy mạnh.
Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên một tỷ USD, cộng với số dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài năm qua đạt gần 1,8 tỷ USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia, Myanmar, Lào, Mỹ và Singapore. Trong đó, lĩnh vực thông tin truyền thông thu hút được sự quan tâm nhất, tiếp đến là nông-lâm nghiệp và thủy sản, khai khoáng.
Sang năm 2015, cơ quan này dự báo lượng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài khoảng 1,5-2 tỷ USD, vốn giải ngân duy trì như năm ngoái, ước đạt 1-1,2 tỷ USD.
Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét