Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Ngân sách có thêm 7.200 tỷ từ lãi dầu khí

Ngân sách có thêm 7.200 tỷ từ lãi dầu khí

Ngân sách có thêm 7.200 tỷ từ lãi dầu khí
Petro Vietnam giữ lại khoảng 5.715 tỷ trong số gần 13.000 tỷ tiền lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà năm 2012. Từ năm 2013, 2014, tập đoàn này có thể chỉ được giữ lại 25%, phần còn lại phải nộp về ngân sách.
  • Kiểm toán Tập đoàn Dầu khí trong năm 2014 / Bộ Tài chính thừa nhận hụt thu ngân sách năm 2013

Sau nhiều tranh luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (12/10) đã thống nhất phương án xử lý số tiền lãi dầu khí nước chủ nhà, tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu khí năm 2012. Đây là những khoản lãi được chia từ Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) và từ các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí nộp tập trung về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam).
Theo Chính phủ, khoản tiền tập trung về của năm 2012 đạt khoảng 12.930 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết, hiện đã bố trí 3.500 tỷ cho Petro Vietnam đầu tư vào các dự án trọng điểm dầu khí. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng nộp 5.000 tỷ đồng vào ngân sách theo yêu cầu của Bộ Tài chính hồi quý I. Như vậy, hiện còn 4.430 tỷ đồng chưa được xử lý.
ngan-hang-1-tl490-7795-1381567416.jpg
Khoản tiền thu được từ khoản lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà được đánh giá có ý nghĩa trong bối cảnh thu ngân sách ngày một khó khăn. Ảnh: Thanh Lan.
Về số tiền 4.430 tỷ này, Bộ Tài chính cho rằng, hiện ngân sách đang khó khăn, có xu hướng hụt thu lớn, nên đề nghị thu vào ngân sách 50% số còn lại chưa xử lý (khoảng 2.215 tỷ đồng) để bảo đảm cân đối dự toán. 
Tuy nhiên, cũng có mặt tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội, đại diện Petro Vietnam cho rằng số tiền để lại cho tập đoàn quá ít ỏi để thực hiện các nhiệm vụ được giao nên muốn được bố trí ít nhất 50% khoản thu từ lãi dầu khí nước chủ nhà để tái đầu tư. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến tại Ủy ban Tài chính Ngân sách vẫn cho rằng, cần thu toàn bộ số tiền chưa xử lý vào ngân sách bởi Petro Vietnam dù có nhu cầu đầu tư lớn nhưng các chỉ số tài chính hiện vẫn khá tốt, đặc biệt là hệ số vốn chủ sở hữu so với nợ (0,45).
"Do vậy, Tập đoàn Dầu khí vẫn có thể tự huy động vốn (từ nguồn vốn vay) để tiến hành triển khai các dự án đầu tư. Nguồn vốn chưa xử lý nếu đưa vào ngân sách sẽ giúp Chính phủ giải quyết một phần khó khăn ngân sách của năm 2013", ông Phùng Quốc Hiển - đại diện Ủy ban Tài chính Ngân sách phân tích. Sản phẩm đồng hồ đo điện giá rẻ của Điện Thành Vinh
Còn về lập luận cho rằng Petro Vietnam cũng có nhiệm vụ đầu tư lớn cho các công trình bảo vệ biển đảo, Ủy ban Tài chính không đồng tình bởi đây là nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng và đã được dự toán trong ngân sách Nhà nước. Petro Vietnam vẫn phải nộp số tiền trên về ngân sách, nếu cấp bách cần phải chi cho các dự án dạng này, ngân sách sẽ phân bổ về Bộ Quốc phòng theo đúng chức năng nhiệm vụ.
Cuối cùng, sau nhiều tranh luận, đa số ý kiến tại Thường vụ Quốc hội đồng tình với phương án chỉ phân bổ 50% số còn lại của khoản tiền chưa chia cho Petro Vietnam để đầu tư, phần còn lại chuyển về ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng có ý kiến thêm về cơ chế phân bổ khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà này trong các năm tiếp theo. Như vậy, ngân sách năm 2013 sẽ có thêm khoảng 7.215 tỷ đồng nhờ khoản tiền lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà. 
Theo ông, từ sang năm (với khoản lãi của năm 2013), nên quy định rõ tỷ lệ phân bổ trong Nghị định hướng dẫn của Luật Dầu khí thay vì hàng năm lại đưa ra trình Thường vụ Quốc hội. Tỷ lệ phân bổ khoản tiền này theo ông Hùng là 25:75, tức Petro Vietnam được nhận lại 25% tổng khoản thu từ lãi dầu khí của nước chủ nhà, phần còn lại nộp cho ngân sách. "Chính vì không cụ thể hóa vào Luật nên hàng năm cứ phải đưa nội dung này vào Nghị quyết của thường vụ Quốc hội", ông Hùng lý giải. Chủ tịch Quốc hội cũng giao Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì thực hiện xây dựng Nghị định này. 
Trong điều kiện ngân sách eo hẹp như các năm gần đây, Thường vụ Quốc hội cho rằng Petro Vietnam nên chia sẻ với khó khăn và khoản để lại 25% cho đầu tư của tập đoàn này là hợp lý. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội vẫn cho biết, riêng về cơ chế phân bổ cho năm 2013, 2014 theo tỷ lệ 25:75 sẽ phải xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi thông qua.
Năm 2014, việc quản lý, sử dụng lãi dầu, khí nước chủ nhà tại PetroVietnam sẽ là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo đề nghị của Ủy ban Tài chính Ngân sách tại phiên làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/9. 
Thanh Thanh Lan

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét