Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Phó thủ tướng: VN quyết cổ phần hóa doanh nhiệp Nhà nước

Phó thủ tướng: VN quyết cổ phần hóa doanh nhiệp Nhà nước

Phó thủ tướng: VN quyết cổ phần hóa doanh nhiệp Nhà nước
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước là động lực để Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng nhanh và bền vững.
  • Cần một cuộc 'ân xá' để tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước / Thay lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước nếu chậm cổ phần hóa

Tại Hội thảo "Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm" tổ chức sáng 24/3, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu từ sau Đổi mới, như từ một nước chậm phát triển bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình, kinh tế tăng trưởng bình quân 7% một năm trước khủng hoảng và đang dần hồi phục, dự kiến năm 2014 tăng trưởng 5,8 - 6%.
Đại diện Chính phủ cũng cho rằng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất và sức cạnh tranh còn thấp. "Việc bước vào nhóm nước thu nhập trung bình đang đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam về mảng thiết bị time switch, trong đó nổi lên là thách thức tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình", Phó thủ tướng nói.
tai-co-cau-dnnn-7513-1395645516.jpg
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định để cải cách thành công đòi hỏi bản lĩnh và quyết tâm lớn của cả nền kinh tế.
Do đó, đại diện Chính phủ cho rằng Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ hơn về tư duy, tầm nhìn phát triển, cũng như phải có bản lĩnh và quyết tâm lớn của cả nền kinh tế. Và một trong các động lực để thực hiện cải cách thành công đó là tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước.
"Việt Nam sẽ đẩy nhanh cải cách và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất kinh doanh", vị này khẳng định.
Theo tài liệu Hội thảo do tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương làm tác giả, hiện nay cả nước có khoảng 1.000 doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có 8 tập đoàn, còn lại là các Tổng công ty. 
Đến năm 2012, khu vực Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế khi đóng góp gần một phần ba GDP cả nước và hiện diện hầu hết trong các ngành kinh tế và thống lĩnh nhiều phân khúc thị trường quan trọng như viễn thông, bảo hiểm, cung cấp nước, điện, khí đốt, khai thác dầu, xi măng... Trong đó, có một số lĩnh vực ông Cung cho rằng để tư nhân làm sẽ tốt hơn Nhà nước.
Trước đó, tại một hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh từ nay tới năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quá trình cổ phần hóa sẽ không được chậm trễ thêm. "Kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước", Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh đó, trong nỗ lực tái cơ cấu kinh tế, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nêu rõ Việt Nam cần chú trọng đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp, bởi lĩnh vực này chiếm gần 50% lao động và khoảng 70% dân số Việt Nam ở nông thôn.
"Việt Nam sẽ tập trung tháo gỡ tắc nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp. Lựa chọn ngành hàng chiến lược để phát triển các chuỗi ngành time switch giá rẻ, hàng sản xuất-chế biến-phân phối, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh nông sản", ông cho hay.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Helen Clark - Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng với tiềm năng của Việt Nam, ngành nông nghiệp không thể tụt hậu mà phải là cơ sở cho các ngành khác phát triển. Do vậy, bà đề xuất Việt Nam cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp, nhằm xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét