Đại biểu Quốc hội lo chuyện doanh nghiệp không làm nổi ốc vít
Đại biểu Quốc hội lo chuyện doanh nghiệp không làm nổi ốc vít
Kinh tế hội nhập sâu nhưng việc doanh nghiệp nội chưa thể sản xuất được những linh kiện cơ bản phục vụ sản xuất là điều khiến không ít đại biểu lo lắng khi Quốc hội thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội. - Việt Nam vẫn thua láng giềng về năng lực cạnh tranh / Tuyển doanh nghiệp làm ốc vít, sạc pin cho Samsung
Ghi nhận của VnExpress tại các đoàn đại biểu trong ngày thảo luận 21/10 cho thấy phần lớn ý kiến chia sẻ với nhận định của Chính phủ về việc kinh tế - xã hội năm 2014 "có chuyển biến tích cực". Theo đó, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt mức 5,8-6% và 13/14 chỉ tiêu Quốc hội giao có thể cán đích.
Tuy nhiên, không ít đại biểu cũng bày tỏ lo lắng bởi dù tăng trưởng kinh tế có phục hồi nhưng còn mong manh, môi trường kinh doanh dù nhiều cải thiện nhưng năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Câu chuyện các doanh nghiệp công nghệ phụ trợ Việt Nam không đáp ứng nổi đơn đặt hàng là sạc pin, ốc vít từ Samsung một lần nữa được các đại biểu dẫn chứng khi nói về sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) tiếp tục trăn trở về nợ công.
|
"Đào tạo mỗi năm bao nhiêu tiến sĩ mà tại sao không sản xuất nổi con ốc vít, vậy làm sao tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu", đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) bức xúc.
Tư lệnh Quân khu 2, Trung tướng Bế Xuân Trường cũng lo ngại tình trạng "mất tự chủ" của nền kinh tế khi thiếu đi linh hồn là về khoa học công nghệ. "Hiện mới có mỗi khu công nghệ cao của TP.HCM tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu, còn lại hầu như không có", ông Trường lo ngại.
Đại biểu này cho rằng, không chỉ riêng ông trăn trở mà nhân dân cũng rất bức xúc bởi người Việt Nam không kém. Trên thế giới lĩnh vực nào cũng có người giỏi, cả trong công nghệ thông tin. Vấn đề là cơ chế chính sách, sử dụng người như thế nào.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được đại biểu Đinh Văn Nhã (Phú Yên) cắt nghĩa là do không có tiêu chí mang tính pháp lệnh với khoa học công nghệ. Ông dẫn chứng, từ năm 2005 trở về trước, tỷ lệ đổi mới khoa học công nghệ trong kinh tế là bắt buộc. Nhưng sau khi đưa ra khỏi pháp lệnh thì không có ai đôn đốc, kiểm tra hàm lượng đổi mới khoa học sụt giảm. "Nếu không có chỉ tiêu này thì đến năm 2020, nền kinh tế cũng không thể cạnh tranh được", ông Nhã nói.
Trong khi đó, nỗi lo của chuyên gia Trần Du Lịch vẫn là câu chuyện nợ xấu. "Nợ xấu là hiện tượng bình thường của hoạt động ngân hàng nhưng vấn đề là không được để nó thành di căn", ông Lịch cảnh báo.
Theo đại biểu đoàn ống luồn dây điện Sino TP. HCM, cái nguy hiểm là hiện đây vẫn được coi là chuyện riêng của ngành ngân hàng, trong khi đây hệ quả của cả nền kinh tế. Do đó, Chính phủ phải xử lý việc này và thậm chí cần đến nghị quyết của Quốc hội để tháo gỡ nút thắt này. "VAMC không phải là mua nợ mà dồn cục lại rồi để đó, có bán đc nợ đâu. Đến cái nhà mấy năm còn không bán nổi nói gì nợ xấu, vì vậy Chính phủ phải xử lý việc này chứ không thể ngồi chờ thủ tục", TS Trần Du Lịch thúc giục.
Từng đứng đầu một ngân hàng lớn, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cũng khẳng định mua bán nợ theo hình thức của VAMC thực chất không phải "mua bán" mà chỉ là quản lý. "Bởi chỉ có 500 tỷ tiền vốn mà mua bán tới hơn 97.000 tỷ thì làm gì có mua bán thực chất. Các ngân hàng thương mại liệu có khả năng trích đủ 20% khoản nợ về hay không. Xử lý nợ theo cách này (xếp nợ vào kho) thì 5 năm tới, trách nhiệm của cả VAMC lẫn các ngân hàng gần như là bị quên lãng", ông Hùng nhìn nhận.
Nam Phương - Hoàng Thùy - Chí Hiếu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét