Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Nhà máy vàng đóng cửa, công nhân theo chân phu trái phép

Nhà máy vàng đóng cửa, công nhân theo chân phu trái phép

Nhà máy vàng đóng cửa, công nhân theo chân phu trái phép
Gần một tuần sau khi 2 công ty khai thác và sản xuất vàng Phước Sơn và Bồng Miêu (thuộc Tập đoàn Besra) thông báo ngừng hoạt động, cuộc sống của hơn 1.000 công nhân đảo lộn hoàn toàn. 
  • Nợ thuế 350 tỷ đồng, 2 nhà máy vàng lớn nhất Việt Nam ngừng hoạt động / 2 nhà máy vàng đóng cửa chưa có phương án trả nợ thuế

Xin vào nhà máy vàng Phước Sơn làm việc năm 2008, anh Hồ Văn Mít (33 tuổi, xã Phước Đức, Phước Sơn, Quảng Nam) cho biết lâu nay nhận lương khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Thu nhập từ nhà máy tạm gọi là ổn định, nuôi được vợ và 3 con ăn học, anh quyết định bỏ hết nương rẫy.
congnhan1-1173-1406516972.jpg
Sau 6 năm làm công nhân với thu nhập ổn định nay anh Hồ Văn Mít lại phải trở về làm rẫy lại từ đầu. Ảnh: Tiến Hùng
"Nếu ngày xưa vui mừng biết bao khi có được công việc ổn định, hàng ngày không phải lên nương, lên rẫy thì nay lại hoang mang chừng ấy vì nhà máy vàng đóng cửa. Nguồn thu nhập duy nhất nuôi sống gia đình không còn, tôi lại phải vào rừng khai hoang lại những khu rẫy hồi xưa đã bỏ", anh Mít chia sẻ.
Nhà máy Phước Sơn nơi anh Mít làm việc ngừng hoạt động từ tuần trước, khi tập đoàn mẹ Besra bị Cục Thuế tỉnh Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng, vô hiệu hóa đơn do nợ thuế hơn 300 tỷ đồng. Một nhà máy khác của Besra là Bồng Miêu cũng thông báo đóng cửa.
Cùng với anh Mít, hàng trăm công nhân của công ty đang phải chịu cảnh thất nghiệp. Có người hàng ngày phải vào rừng kiếm củi về bán, người đi theo phu khai thác vàng trái phép… Những năm làm công nhân nhà máy, tiền lương chỉ đủ để nuôi sống gia đình. Khi công ty đột ngột đóng cửa, không có khoản tiết kiệm, họ bỗng lâm vào cảnh bơ vơ.
Anh Bùi Ngọc Tâm (36 tuổi, thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn) là trợ lý giám sát của nhà máy vàng Phước Sơn trong 5 năm qua. Mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng của anh từng là ước mơ của nhiều người tại đây. Anh đã cho vợ nghỉ việc ở nhà chăm lo cho 2 con đang học cấp I. Thỉnh thoảng, người đàn ông này còn gửi tiền về quê phụ giúp bố mẹ.
Anh Tâm cho biết trước đây, công ty từng ngừng hoạt động sản xuất 2 lần, gần nhất là vào tháng 3/2014 do người dân địa phường chặn đường vào nhà máy để đòi nợ. Cả 2 lần đó, công nhân nghỉ việc nhưng vẫn nhận được tiền trợ cấp với gần 2 triệu đồng mỗi tháng, sau đó công ty hoạt động trở lại. "Lần này, với bản hợp đồng bị hoãn, không được nhận lương trong thời gian thất nghiệp và cũng không hứa hẹn ngày nào sẽ mở cửa trở lại", anh Tâm nói và cho hay chưa biết tìm công việc gì để kiếm thu nhập trang trải cho gia đình, lo cho hai con bước vào năm học mới.
congnhan2-5976-1406516974.jpg
Anh Bùi Ngọc Tâm hoang mang với bản hợp đồng hoãn việc của công ty trên tay. Ảnh: Tiến Hùng
Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng thôn 4, xã Phước Đức cho biết, cả thôn có gần 30 người mất việc do nhà máy vàng đóng cửa. Có một số trường hợp về khai hoang, làm nương rẫy. Do địa hình thôn nằm sát bờ rừng nên chính quyền còn lo ngại trong thời gian sắp tới những người không có việc làm sẽ lại vào rừng làm lâm tặc; theo đám phu vàng làm "vàng tặc" kéo theo nhiều tệ nạn, tình hình an ninh phức tạp và khó kiểm soát. dien cong nghiep
Hiện Tập đoàn Besra cho biết, cả 2 công ty khai thác và sản xuất vàng Phước Sơn và Bồng Miêu chưa thể hoạt động trở lại. Tổng giám đốc Tập đoàn Besra Việt Nam, ông Paul Seton nói: "Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để sớm có giải pháp cho 2 công ty quay lại hoạt động".
Ông Võ Duy Thông, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội Quảng Nam, cho biết thời gian qua hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu có công lớn trong việc tạo công an việc làm cho người dân miền núi, đem lại thu nhập ổn định cho hơn 1.000 công nhân, nhưng hiện nay họ đang nợ lương và bảo hiểm cho người lao động.
"Chúng tôi chia sẻ với những khó khăn mà công ty đang gặp phải. Nhưng việc nợ thuế của doanh nghiệp là khách quan, hoàn toàn không phải lỗi của người lao động. Do đó chúng tôi đang cử đoàn thanh tra lên hai công ty này làm việc, trước hết là yêu cầu họ bắt buộc phải trả nợ lương, nợ bảo hiểm cho người lao động", ông Thông nói.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Phước Thanh cho biết trong sáng nay đã chỉ đạo Cục Thuế kiến nghị lên Chính phủ xem xét giãn nợ thuế cũ cho phía Besra để hai nhà máy vàng hoạt động trở lại. Lãnh đạo tỉnh đồng thời cũng yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
"Nếu đã giãn nợ mà doanh nghiệp tiếp tục không làm nghĩa vụ nộp thuế phát sinh thì bắt buộc phải cưỡng chế", ông Thanh khẳng định.
Theo ông Thanh, ngoài việc giải quyết việc làm cho người lao động, mỗi năm hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu đều đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 200 tỷ đồng. Năm 2014, doanh nghiệp mới nộp ngân sách 10 tỷ đồng và còn nợ đọng tiền thuế khoảng 300 tỷ đồng. Tập đoàn Besra đã đưa ra nhiều lý do để xin miễn thuế cũ và chỉ đồng ý nộp thuế mới.
"Tuy nhiên phía tỉnh không thể can thiệp được vì đây thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế", ông nói thêm.
Ông Thanh cũng cho biết hiện phía Tập đoàn Besra chưa có báo cáo về số vàng đã khai thác được tại Bồng Miêu và Phước Sơn nên tỉnh Quảng Nam đã giao cho Cục Thuế lên làm việc, thống kê cụ thể. Riêng việc tìm nhà đầu tư thay thế để tiếp tục khai thác vàng trên địa bàn, ông Thanh nói đất đã giao cho doanh nghiệp này đầu tư nên nếu họ bỏ, không làm hoặc phá sản thì mới có thể tiến hành theo luật.
Nguyễn Đông - Tiến Hùng

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét