Sự thất bại của mô hình 'mua online - nhận hàng tại shop'
Sự thất bại của mô hình 'mua online - nhận hàng tại shop'
Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã chỉ ra khoảng 50% người tiêu dùng mua sắm theo mô hình này gặp phải vấn đề về giao hàng. - Đại gia dầu mỏ Ấn Độ nhảy vào mảng mua sắm trực tuyến / Thương mại điện tử có thể 'khai tử' cảnh xếp hàng mua sắm
Các hãng bán lẻ như Home Depot và Walmart đã áp dụng chiến lược kinh doanh này để thu hút nhiều khách hàng trực tuyến, đồng thời giúp giảm chi phí giao hàng, nhằm đẩy cao lợi nhuận. Khoảng 61% hãng bán lẻ có cả website và cửa hàng truyền thống cũng triển khai mô hình này.
Tuy nhiên, Fortune trích kết quả một cuộc khảo sát mới đây của JDA Software cho thấy chiến lược kinh doanh trên không suôn sẻ như kỳ vọng của cả người tiêu dùng và nhà bán lẻ. Cuộc khảo sát trên 1.000 người mua sắm online tại Mỹ hé lộ chỉ 35% khách hàng lựa chọn hình thức này. Tuy vậy, hơn một nửa lại gặp rắc rối khi xử lý các vấn đề liên quan đến nhận hàng.
Mua sắm online đang là xu hướng phổ biến hiện hay. Ảnh: The Drum
|
Theo Wayne Usie - Phó chủ tịch cấp cao JDA, đây là tỷ lệ thất bại cao một cách đáng ngạc nhiên trong kinh doanh. Nguyên nhân là các cửa hàng không được thiết lập như các kho chứa hàng hoá.
Tại một kho hàng chuyên dụng được sắp xếp hợp lý, việc lựa chọn và mua sắm các mặt hàng khác nhau rất dễ dàng. Tuy nhiên, trong các cửa hàng bán lẻ, người bán sẽ trở nên quá tải khi kiêm thêm việc kiểm đến đơn đặt hàng trực tuyến, ngoài việc kinh doanh thường nhật.
Dịch vụ mua sắm trực tuyến ra đời nhằm giúp tiết kiệm các chi phí phát sinh liên quan đến lao động và vận chuyển. Tuy vậy, nó thực sự có thể khiến khách hàng không hài lòng. Một nghiên cứu khác của JDA cũng chỉ ra 50% số người tiêu dùng từng rắc rối với dịch vụ giao hàng trực tuyến cũng không thể mua sắm từ các cửa hàng bán lẻ trong những dịp lễ cao điểm.
Kim Thoa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét